- Bệnh viện FV đạt chứng nhận Con dấu vàng chất lượng JCI lần 3 liên tiếp
- Ladophar – 40 năm với sứ mệnh mang tinh hoa dược liệu đến cho cộng đồng
- Ladophar tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2022 tại Thành phố Đà Lạt
- 10 điều nên biết trước khi điều trị với filler
- Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại tràng trái có biến chứng tắc ruột
- Tăng Acid Uric không triệu chứng
- Can thiệp Nội mạch: Từ một trường hợp xuất huyết ruột non được điều trị thành công bằng can thiệp nội mạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ
- Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ: Hành động ngay - Bảo vệ sớm
- Hậu COVID & những ảnh hưởng đến thần kinh, giấc ngủ
- Xử lý đúng ban đầu trong những trường hợp chấn thương
Thận trọng khi tự dùng thuốc hạ sốt
Do tâm lý e ngại đến khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện mùa dịch, nhiều người dân tích trữ thuốc hạ sốt tại nhà để tự phòng và chữa COVID-19. Dù là loại thuốc thông thường nhưng nếu dùng quá liều có thể hại gan, gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Sau đây là một số ý kiến về thuốc hạ sốt.
Cơ thể bao nhiêu độ thì được coi là sốt?
Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, được quy ước khi thân nhiệt cao trên 38ºC. Sốt nhẹ từ 38ºC đến 39ºC. Trên 39ºC là sốt cao. Nên lưu ý trẻ con nếu sốt quá cao có thể gây co giật, thậm chí có thể gây tổn thương não ở trẻ sơ sinh.
Riêng đối với trẻ, trước khi tính việc dùng thuốc hạ sốt và cả bên cạnh dùng thuốc, có thể giúp hạ sốt cho trẻ bằng cách không dùng thuốc như sau:
Để bệnh nhi nằm chỗ thoáng mát (nghĩa là nhiệt độ nơi nằm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5-6ºC) và nhớ tránh gió lùa. Cho bệnh nhi mặc quần áo mỏng, thoáng (tránh thói quen ủ, trùm nhiều quần áo chăn mền). Lau bằng nước ấm (30-32ºC, tức nước có nhiệt độ vừa phải, chứ không phải nước quá lạnh, nước đá). Nhúng khăn và lau toàn thân bệnh nhi.
Còn đối với người lớn, khi thân nhiệt dưới 38ºC, nếu không thấy quá mêt mỏi, khó chịu thì không nên dùng thuốc hạ sốt, thay vào đó có thể nghỉ ngơi nơi thoáng mát, uống nhiều nước lọc.
Khi nào cần sử dụng đến thuốc hạ sốt để chữa trị?
Hai loại thuốc thường được dùng để hạ sốt là aspirin và paracetamol. Trong 2 loại thuốc này, paracetamol được xem là tương đối an toàn.
Aspirin giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày – tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết. Không được dùng aspirin khi nghi ngờ sốt xuất huyết. Phụ nữ có thai và trẻ em cũng thế, không nên dùng aspirin.
Nên lựa chọn paracetamol nhưng cũng cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể hại gan (đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện). Tóm lại thuốc hạ sốt nên dùng là paracetamol nhưng không nên dùng quá thường xuyên và phải dùng thật đúng liều. Paracetamol chỉ trị triệu chứng sốt, dùng thuốc sẽ hết sốt nhưng hết thuốc có thể sẽ sốt trở lại khi nguyên nhân bệnh lý gây sốt vẫn còn.
Trong mùa dịch này việc đi lại khó khăn nên nhiều người sẽ mua sẵn thuốc hạ sốt trữ ở nhà, đến khi có biểu hiện sốt thì cứ lấy ra uống, bất kể thời gian nào. Theo bác khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc hạ sốt là bao lâu? Nếu dùng quá liều sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Đối với người lớn dùng thuốc thường tính theo viên. Như người lớn thường dùng 1-2 viên paracetamol 500mg cho mỗi lần và dùng 3-4 lần trong 24 giờ (tức trong một ngày) và không được dùng quá 4g/ngày.
Còn đối với trẻ, liều paracetamol thông thường hạ sốt cho trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần, và liều tối đa cho trẻ là không quá 60 mg/kg/ngày. Không nên lấy thuốc viên nén paracetamol dành cho người lớn và bẻ nhỏ 1/2, 1/3, 1/4… viên để dùng cho trẻ. Làm như thế sẽ không đúng liều và dùng thuốc viên thì rất khó cho trẻ uống. Hãy dùng thuốc paracetamol dạng lỏng và hãy hỏi dược sĩ ở nhà thuốc hoặc đọc thật kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc để tính và dùng thật đúng liều cho trẻ.
Chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt tái diễn hoặc tăng thêm, rất cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp.
Nếu không có sự chỉ dẫn cụ thể của dược sĩ ở nhà thuốc hoặc không đọc được bản hướng dẫn sử dụng thuốc, người dân tự sử dụng thuốc liều tối đa theo các bài đăng trên mạng xã hội rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc, nặng hơn là tử vong.
PGS. TS. DS Nguyễn Hữu Đức
Theo Tạp chí sức khỏe
- Khi trẻ em trở thành F0 - Những điều cần lưu ý
- Trò chuyện cùng TS. BS.CKII Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy: Giải thưởng to lớn nhất đó chính là SỰ TIN YÊU của người dân dành cho Bệnh viện
- Trường Đại học Y Dược TP.HCM triển khai chương trình nghiên cứu Hiệu quả thuốc điều trị COVID-19 mới từ Nhật Bản
- Trò chuyện cùng GS. TS. BS Phạm Kiên Hữu, Chủ tịch Chi Hội Mũi-Xoang TP.HCM: Hiệu quả tối ưu từ các bước tiến mới trong điều trị
- SpO2 và các triệu chứng chỉ điểm cảnh báo theo dõi trẻ FO chuyển nặng tại nhà

Phản hồi của bạn