- Em bé đầu tiên tại Việt Nam ra đời từ mẹ bị ung thư cổ tử cung
- Khoa Sản như "resort 5 sao" tại Bệnh viện FV
- Cường giáp và một số vấn đề liên quan
- Tăng huyết áp và mối liên quan với đột quỵ
- Ung thư phổi - bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư
- Bệnh viện Thống Nhất tổ chức khóa đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung hướng đến chăm sóc và làm hài lòng bệnh nhân
- Tổng quan về Suy giảm nhận thức
- Rụng tóc hậu COVID-19
- Những kỹ thuật mới trong Ghép giác mạc
- Hồi phục sức khỏe sau COVID-19 bằng Y học cổ truyền
Calcium trong lúc mang thai và … đức phật
Calcium trong lúc mang thai và … đức phật
Lần đầu tiên tôi tiếp cận kiến thức của Phật về xương hình như là cỡ 20 năm trước. Trong một lần đi chùa, khi các Phật tử đang thả hồn vào lời kinh, tôi chú ý đến đoạn Đức Phật giảng về xương, mà theo kiến thức của y học hiện đại ngày nay là chính xác. Trong một chuyến đi hoằng pháp của Đức Phật, Ngài và đoàn tuỳ tùng đi ngang qua một đống xương khô cao như núi. Đức Phật bèn bảo A-Nan nên sắp xếp đống xương cho thứ tự, nam nữ để riêng ra, chứ hỗn độn như thế thì rất không phải. Tôn giả A-Nan hỏi: Làm sao biết xương nào là của nam giới và xương nào là của nữ giới? Đức Phật giải thích: Việc phân biệt không khó, vì trọng lượng xương của nam nặng hơn nữ. Ngài còn suy luận rằng sở dĩ trọng lượng xương của nữ thấp hơn nam là vì người nữ phải sinh nặng đẻ đau, mất máu và mất sữa cho con bú…
Nên nhớ rằng những suy luận này (chẳng biết tôi dùng chữ “suy luận” có đúng không nữa) đã được phát biểu từ hơn 2500 năm trước. Ở thời điểm đó thì chắc chắn không có thiết bị y khoa để đo lường xương mà so sánh nặng hay nhẹ.
Chúng ta cần phải hiểu một chút về một hormone rất quan trọng ở nữ giới (và nam giới nữa) đó là estrogen. Estrogen là một hormone đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết qui trình chuyển hoá xương. Qui trình này rất phức tạp, nhưng với sự “tham gia” của hai nhóm tế bào tạo xương (osteoblasts) và huỷ xương (osteoclast). Khi các tế bào tạo xương hoạt động tích cực hơn các tế bào huỷ xương, chất khoáng trong xương được tạo ra. Ngược lại, khi các tế bào hủy xương hoạt động tích cực hơn tế bào tạo xương thì chất khoáng trong xương bị suy giảm.
Ngoài estrogen ra, còn có vài yếu tố khác liên quan đến quá trình sinh sản cũng làm cho xương của phụ nữ suy giảm. Sự suy giảm xương của người mẹ xảy ra ngay trong thời gian mang thai. Trong thời gian này, nhất là 3 tháng đầu mang thai, bào thai cần calcium để phát triển bộ xương và nguồn calcium phải đến từ người mẹ. Mặc dù trong thời gian mang thai, nồng độestradiol tăng cao, nhưng mật độ xương của người mẹ vẫn bị suy giảm, một phần là do chuyển calcium từ mẹ sang con.
Trong thời gian bà mẹ cho con bú sữa mẹ, mật độ xương cũng suy giảm. Một số nghiên cứu trên những bà mẹ ở nước ngoài cho thấy, trong thời kì này, mật độ xương của mẹ giảm khoảng 3 đến 9%, đặc biệt là xương cột sống và xương đùi. Cho con bú sữa mẹ cũng có nghĩa là chia sẻ calcium (một chất khoáng quan trọng trong xương) cho đứa con. Tuy nhiên, sau đó thì mật độ xương có vẻ “khôi phục” bình thường lại. Do đó, thường thường (không phải tất cả) những bà mẹ có nhiều con cũng là những người có mật độ xương suy giảm.
Điểm qua những sự thật trên, chúng ta thấy nữ giới có mật độ xương thấp (hay nói theo ngôn ngữ của Phật là trọng lượng xương thấp) hơn nam là do 3 yếu tố chính: suy giảm estradiol trong máu, chuyển calcium cho bào thai trong lúc mang thai và chuyển calcium cho con khi cho con bú sữa. Như vậy, suy luận của Đức Phật về sự mất máu và sinh sản dẫn đến suy giảm trọng lượng xương ở nữ cũng hoàn toàn đúng.
Một trong những giai đoạn quan trọng nhất của người phụ nữ là lúc mang thai. Câu hỏi đặt ra là trong thời gian mang thai, bà mẹ tương lai cần phải “tiếp thu” bao nhiêu lượng calcium mỗi ngày? Theo khuyến cáo của các hiệp hội nghiên cứu loãng xương và nội tiết học, câu trả lời là khoảng 1200 mg mỗi ngày, nhưng WHO thì khuyến cáo cao hơn, từ 1500 đến 2000 mg/ ngày. Nói cách khác, nhu cầu calcium trong lúc mang thai cao hơn lúc không mang thai.
Tại sao phụ nữ mang thai cần nhiều calcium hơn lúc không mang thai? Lí do đơn giản là để chuyển cho thai nhi. Khoảng 80% lượng calcium trong bộxương của thai nhi là được trích ra từ “ngân hàng calcium” của bà mẹ.
Một nghiên cứu hết sức thú vị về mối liên hệ giữa mẹ và con sơ sinh mới công bố. Nhóm nghiên cứu UCLA ở Mĩ phân tích hệ microbiome của 107 cặp mẹ – con, và họ phát hiện rằng gần 1/3 các “vi khuẩn hiền” trong ruột của trẻ em là từ sữa mẹ, 10% là từ da của vú mẹ. Khi trẻ em bú sữa mẹ, họđược “thừa hưởng” những vi khuẩn hiền của mẹ. Nên nhớ rằng microbiome hay microbiota, có thể hiểu là hệ sinh thái trong ruột, có đến 3.3 triệu gen (so với con người chỉ có 23 ngàn gen). Do đó, thừa hưởng 30% con số 3.3. triệu này là rất lớn.
Cũng qua đó mà chúng ta thấy câu “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình” là quả rất phù hợp.
Facebook BS Nguyễn Văn Tuấn
Theo Tạp chí Sức khỏe – Khoe24h.vn
Em bé đầu tiên tại Việt Nam ra đời từ mẹ bị ung thư cổ tử cung
Lần đầu tiên tại Việt Nam có một em bé ra đời an toàn từ người mẹ bị ung thư cổ tử cung. Trước đó, người mẹ đã được phẫu thuật chọn lọc và tạo …
Cường giáp và một số vấn đề liên quan
Cường giáp là bệnh lý khá thường gặp, khi tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu cường giáp không được phát …
Tăng huyết áp và mối liên quan với đột quỵ
Một thanh niên, khoảng ngoài 50 tuổi, tạng người to con, nhập viện vì hôn mê với mức huyết áp 200/100 mmHg; Một ông cụ ngoài 90 tuổi, sáng sớm người nhà đánh thức không …
Ung thư phổi - bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư
Ung thư phổi là ung thư thường gặp và là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở cả nam lẫn nữ. Có nhiều loại tế bào gây ra các loại …
Tổng quan về Suy giảm nhận thức
Suy giảm nhận thức được xem là tình trạng khi trí nhớ dần bị giảm sút kéo theo sự suy giảm các chức năng khác như nhận thức ngôn ngữ, mất tập trung hoặc giảm …

Phản hồi của bạn