- COVID-19 và 365 ngày Thầy thuốc
- Trị liệu nghệ thuật (Art therapy) - Trong thực hành tâm lý lâm sàng
- 5 Sự kiện y tế đáng mong chờ 2021
- Mùa xuân - Mùa của yêu thương!
- Vị thuốc đầu năm
- Tâm sinh tướng!
- Chỗ nào hở sườn trong năm mới?
- Hướng đến mục tiêu “Lấy bệnh nhân làm Trung tâm”
- Trà xanh - Nhiều công dụng hơn chúng ta vẫn nghĩ!
- Trò chuyện đầu xuân: Những người luôn tận tâm với nghề
5 Sự kiện y tế đáng mong chờ 2021
Năm mới đến mang theo nhiều kỳ vọng mới về những thứ tốt đẹp hơn. Ngành Y tế cũng vậy, 2021 sẽ chứng kiến những sự thay đổi tích cực nào, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 đang hoành hành như hiện tại? Cùng TCSK điểm mặt 5 sự kiện y tế đáng mong chờ trong năm 2021 tới nhé.
1/ Việt Nam sẽ ra mắt vaccine COVID-19 thứ 2 vào cuối năm 2021
Sau khi nghiên cứu thành công trên động vật, Viện vaccine và sinh phẩm (IVAC) đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vaccine COVID-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng 1/2021.
Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 tuổi từ 18 đến 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác. Giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4-2020.
Nếu kết quả của 3 giai đoạn đều tốt, vaccine COVID-19 thứ hai của Việt Nam sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2021.
Nguồn: Bộ y tế
Link: https://ncov.moh.go.vn/web/guest/-/6847426-688
2/ COVAX sẽ bàn giao vaccine COVID-19 trong tháng 1/2021
COVAX là cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine phòng COVID-19 do WHO khởi xướng để có nguồn kinh phí mua và phân phối vaccine cho các nước nghèo. Mục tiêu của COVAX là đến cuối năm 2021 sẽ cung cấp 2 tỷ liều vaccine trên khắp thế giới. Những đối tượng được ưu tiên ban đầu là nhân viên y tế và người dân dễ bị tổn thương nhất ở mọi quốc gia tham gia, bất kể mức thu nhập.
Việc bàn giao vaccine ngừa COVID-19 theo Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) có thể được triển khai trong tháng 1/2021.
Nguồn: vtv.vn
Link: https://vtv.vn/the-gioi/covax-se-ban-giao-vaccine- covid-19-trong-thang-1-2021-20210108071243363.htm
3/ Dự kiến ra mắt vaccine phòng HIV vào năm 2021
Một số nhà nghiên cứu cho biết, họ hoàn toàn “lạc quan” về tương lai khi quá trình thử nghiệm ba loại vaccine khác nhau đang gần bước vào giai đoạn cuối cùng. Kết quả của chương trình thí nghiệm vaccine mang tên HVTN 702, Imbokodo và Mosaico sẽ được công bố sớm nhất vào năm sau.
Khi một người bị chẩn đoán mắc HIV, các bác sĩ cho họ điều trị kháng virus ngay lập tức. Sự kết hợp của ba loại thuốc trên trong cùng một viên nén có công dụng ngăn chặn virus sản sinh trong cơ thể người. Bằng cách này, nó giúp giảm lượng virus HIV trong máu bệnh nhân.
Mặc dù biện pháp điều trị này cho thấy hiệu quả cao nhưng nó không phải là một cách chữa trị hoàn toàn bệnh HIV. Thay vào đó, virus gây bệnh vẫn còn hoạt động trong cơ thể, song chỉ ở mức độ rất thấp.
Nguồn: Bộ y tế
Link: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/- /asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/du-kien-ra-mat- vaccine-phong-hiv-vao-nam-2021?inheritRedirect=false
4/ Nền tảng Hồ sơ sức khỏe cá nhân và Mạng kết nối y tế Việt Nam
Đây là hai nền tảng được Bộ Y tế và Viettel phối hợp xây dựng và triển khai; nằm trong những nền tảng quan trọng của ngành, khẳng định quyết tâm của Bộ Y tế trong việc ứng dụng CNTT, tăng cường trao đổi, kết nối các cán bộ trong ngành và giúp người dân chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Bộ Y tế đặt ra mục tiêu đến tháng 7/2021, tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc đều áp dụng hệ thống Hồ sơ sức khỏe cá nhân và không sử dụng giấy trong khám, chữa bệnh, điều trị ngoại trú; hướng đến nền y tế không giấy tờ. Hệ sinh thái các Nền tảng và giải pháp y tế số thông minh do Viettel xây dựng sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đối số của ngành Y tế; hướng đến mục tiêu phục vụ người dân tốt hơn, người dân tiếp cận dịch vụ y tế tiện ích hơn, thuận lợi hơn và chất lượng hơn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Link: https://suckhoedoisong.vn/viettel-khai-truong-nen- tang-ho-so-suc-khoe-ca-nhan-va-mang-ket-noi-y-te-viet- nam-n184831.html
5/ Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-BYT, ngày 21/12/2020 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT. Chỉ thị của Bộ Y tế cho biết theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật BHYT, từ ngày 1/1/2021, người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng như trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến.
Nguồn: BHYT
Theo Tạp chí Sức Khỏe
Muối và Nguy cơ của nhiều bệnh lý
Tại Việt Nam, một nghiên cứu do Bộ Y tế tiến hành vào năm 2015 cho thấy mỗi người dân đang tiêu thụ trung bình 9,4g muối/ ngày, gấp đôi nhu cầu khuyến nghị. Mặc …
Trò chuyện cùng Ban Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất: 45 năm - Hành trình và Những dấu ấn!
Từ Quân Y viện Thống Nhất lúc mới tiếp quản cơ sở Bệnh viện Vì Dân (năm 1975) chỉ có quy mô 450 giường chủ yếu là khám và điều trị về Nội - Ngoại …
Mùa mưa và bệnh Viêm phổi ở người cao tuổi
Thời điểm giao mùa như hiện nay, nắng - mưa, nóng - ẩm bất thường là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi. Tại sao vậy? Bình …
Phản hồi của bạn